Rong kinh được xem là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, đây là tình trạng xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ. Và rong kinh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của chị em. Vậy rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị rong kinh như thế nào? Hãy cùng southernoregonkitefestival.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Rong kinh là gì?
Rong kinh (hay còn gọi là Menorrhagia) được hiểu là lượng máu kinh ra nhiều hoặc kéo dài hơn bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài 28-32 ngày và lượng máu kinh từ 3-5 ngày. Khoảng 50 đến 80 ml máu kinh được thải ra từ nội mạc tử cung.
Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc trên 80ml được xem là rong kinh. Và mỗi lần thay băng phải sử dụng tới 2 băng và cần thay liên tục mỗi giờ. Về ban đêm kinh nguyệt vẫn ra nhiều.
Rong kinh kéo dài có thể khiến chị em thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao. Căn bệnh này nguy hiểm hơn còn tạo điều kiện cho sự sinh sản và phát triển của các loại vi khuẩn có hại dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, các bệnh phụ khoa và vô sinh nữ.
Dấu hiệu của rong kinh
Rong kinh đôi khi sẽ khó phát hiện ra do nhiều biến đổi của cơ thể, tuy nhiên sẽ có một số dấu hiệu cụ thể như:
- Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm
- Xuất huyết và tiếp diễn nhiều giờ
- Xuất hiện nặng trong 2 kỳ liên tiếp
- Máu kinh kéo dài hơn 7 ngày
- Máu ra sẫm hơn bình thường
- Máu vón thành cục lớn
- Hay đau bụng dưới
- Mệt mỏi có dấu hiệu của thiếu máu
II. Nguyên nhân xuất hiện rong kinh
1. Mất cân bằng hormone
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa nội tiết tố estrogen và progesterone điều chỉnh sự hình thành của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung), được tống ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến kinh nguyệt ra nhiều và làm bong lớp niêm mạc tử cung. Các yếu tố góp phần làm mất cân bằng nội tiết tố bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp.
2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Khi buồng trứng không giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt (rụng trứng), cơ thể người phụ nữ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rong kinh.
3. U xơ tử cung
Những khối u không ung thư (lành tính) của tử cung xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chúng gây ra máu kinh thường xuyên hoặc kinh nguyệt kéo dài.
4. Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung rò rỉ vào các cơ của tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng và đau đớn cho những người bị ảnh hưởng.
5. Ung thư
Ung thư cổ tử cung và tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt nếu bạn đã qua thời kỳ mãn kinh hoặc trước đó đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường.
6. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng rong kinh, bao gồm thuốc chống viêm, hormon như estrogen và progestin, và thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) và enoxaparin (Lovenox).
7. Polyp tử cung
Những khối polyp nhỏ, lành tính trong niêm mạc tử cung có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.
8. Dụng cụ tử cung
Rong kinh là tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố để tránh thai.
III. Rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh là tình trạng thực sự rất nguy hiểm đặc biệt khi đi kèm với cường kinh khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Rong kinh có thể gây ra một số biến chứng như:
- Rong kinh khiến cơ thể mất một lượng máu lớn trong thời gian dài dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện như khó thở, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, mất sức …
- Rong kinh khiến máu kinh có màu sẫm và lưu lại lâu ngày trong tử cung và phần phụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành bệnh. Vi khuẩn xâm nhập qua đường âm đạo có thể trở lại vòi trứng, tử cung,… và gây ra các bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe sinh sản.
- Rong kinh còn là triệu chứng của các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung và buồng trứng đa nang. Những căn bệnh này dẫn đến nhiều biến chứng khó lường nếu không được điều trị sớm.
IV. Bị rong kinh phải làm sao?
Phụ nữ thường bị rong kinh vào độ tuổi sau sinh tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết haowjc những bé gái mới bắt đầu có kinh nguyệt. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng khi xuất hiện tình trạng rong kinh:
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng góp rất lớn vào việc bổ xung năng lượng do mất máu, cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể:
- Bổ sung trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày để giúp ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố, hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
- Ăn nhiều cá biển hoặc cá có dầu để giảm đau và giảm viêm.
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc hơn vì chúng chứa glycemic giúp cân bằng nội tiết tố.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
- Không ăn thức ăn cay và nóng như ớt, tiêu.
2. Thực hiện lối sống khoa học
- Nằm xuống nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể giúp giảm chảy máu quá nhiều và các triệu chứng khó chịu khác vào ban ngày như chuột rút, buồn nôn và mệt mỏi.
- Hãy lên kế hoạch thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học để đầu óc thư thái, giảm căng thẳng mệt mỏi dai dẳng ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Đi ngủ sớm để ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng vừa sức như bơi lội, đi bộ, đánh cầu lông, yoga giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa rong kinh hiệu quả.
3. Đến gặp bác sĩ
Thăm khám bác sĩ phụ khoa là điều cần thiết và quan trọng nhất khi chẩn đoán rong kinh. Bằng việc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ mới có thể đề nghị và hướng dẫn các phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giải quyết triệt để tình trạng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về rong kinh là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin về rong kinh có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này xảy ra với phụ nữ. Khi xuất hiện rong kinh tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Cảm ơn đã đọc!